Phú Nhuận

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Phú Nhuận

Sưu Tầm, Lưu Trữ


    Cách đọc TABS và các kí hiệu đặc biệt - Dành cho các bạn mới tập guitar điện

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 272
    Join date : 18/04/2008
    Age : 39

    Cách đọc TABS và các kí hiệu đặc biệt - Dành cho các bạn mới tập guitar điện Empty Cách đọc TABS và các kí hiệu đặc biệt - Dành cho các bạn mới tập guitar điện

    Bài gửi by Admin Sat Jun 28, 2008 10:16 pm

    Tab là một cách thức ghi bản nhạc mà không cần dùng nốt nhạc, dùng riêng cho những người chơi guitar. Tab phát triển từ việc những người mới tập chơi guitar khi chưa quen với các nốt nhạc thường ghi số phím phải bấm phía bên dưới các nốt. Hiện giờ đã có rất nhiều loại tab khác nhau xuất hiện, cùng cả những phần mềm hỗ trợ việc đọc tab rất hiệu quả mà nổi bật nhất là Guitar-pro (hiện đã có phiên bản 4.0 với nhiều tính năng ưu việt, các bạn có thể download tại guitar-pro.com bản demo còn bản full và crack thì phải lên mấy website của bọn Trung Quốc mới tìm được. Tab mà guitar pro hỗ trợ là loại tab đã được định dạng và khá dễ dùng.. Ở đây tôi chỉ xin bàn đến loại tab mộc mạc mà hồi mới có internet, anh em ta hay tập theo. Đó là loại tab ở dạng file plain text (ASCII text file), chỉ có những kí tự mà anh em thấy trên bàn phím. Thay vì một bản nhạc với những nốt loằng ngoằng, 1 bản tab có dạng như sau:
    E----------------------------------------------------------- <-Dây Mí
    B----------------------------------------------------------- <-Dây Xi
    G----------------------------------------------------------- <-Dây Sòn
    D----------------------------------------------------------- <-Dây Rê
    A----------------------------7------7-8----7-8-10-7-8-10---- <-Dây Là
    E------5-7-8-5-7-8-10-7-8-10---8-10-----10------------------ <-Dây Mì

    Các nốt nhạc được thay bằng số thứ tự của phím đàn cần phải bấm. Anh em cứ thế mà oánh thôi, không cần bận tâm đấy là nốt gì. Đấy là cái lợi của tab… Đọc tab có thể dễ dàng biết dây nào cần gẩy và phím nào cần bấm mà ko cần phải đọc những bản nhạc rất nhức mắt. Trên tab cũng kí hiệu rõ ràng chỗ nào cần slide, bend, hammer-on, pull-off… (sẽ bàn đến ở dưới), và một số thứ khác như tempo, tuning…, tùy tác giả có kí hiệu ở bản tab hay không. Tuy nhiên, rõ ràng theo cách ghi trên, trường độ của nốt không được biểu hiện, anh em phải nghe 1 bài nào đó thật nhiều thì đánh mới đúng được. Thế bấm anh em cũng phải tự quyết định (nhưng thường những tab tốt, chủ yếu là bản nhạc cổ điển, người ta kí hiệu cả các ngón bấm và các ngón gẩy, nhưng thường là không, nhất là tab cho guitar điện).

    * Hợp âm: các nốt viết thẳng hàng. Ví du: gam son trưởng:

    E----3------------------------------------------------------------
    B----3------------------------------------------------------------
    G----4------------------------------------------------------------
    D----5------------------------------------------------------------
    A----5------------------------------------------------------------
    E----3------------------------------------------------------------

    Nếu khoảng cách giữa các nốt ngắn, như kiểu dưới đây:

    E--------3--------------------------------------------------------
    B-------3---------------------------------------------------------
    G------4----------------------------------------------------------
    D-----5-----------------------------------------------------------
    A----5------------------------------------------------------------
    E---3-------------------------------------------------------------

    thì cũng có thể đánh như 1 hợp âm. Nhưng nếu khoảng cách giữa các nốt xa nhau hơn thì phải đánh tách từng nốt một:

    E------------------3----------------------------------------------
    B---------------3-----3--------------------------------------------
    G------------4-----------4-----------------------------------------
    D---------5-----------------5--------------------------------------
    A------5-----------------------5----------------------------------
    E---3-----------------------------3--------------------------------

    Cái này hoàn toàn là tương đối, vì như đã nói ở trên, đọc tab không cung cấp thông tin gì về trường độ của nốt nhạc. Tất cả fụ thuộc vào khả năng bắt chước bài hát gốc của anh em. Tất nhiên, khoảng cách giữa các nốt trong tab cũng có thể coi là sự biểu hiện trường độ của nốt nhạc (với tab xịn), trừ trường hợp kiểu như các nốt tríplê (oánh 3 nốt ngang nhau trong khoảng thời gian của 2 nốt cùng loại) chẳng hạn. Anh em đánh thử 1 đoạn bài quốc ca để nhận rõ sự khác nhau giữa trường độ từng nốt:

    E----------------------------------------------------------------------------
    B-----------------------------------------------------------------------------
    G------------------------------------------------------------------------------
    D--------------0----0----2--0--2--4------2--0-----0-0---------------------
    A----0--2--0-------------------------------------2-------2--0----0---------
    E----------------------------------------------------------------2------------

    Nếu chưa hát quốc ca bao h, chắc chắn chả ai đánh ra bài gì… nhưng cứ thử mà xem, ai cũng sẽ nhận ra đây là bài quốc ca.


    Các kí hiệu trong tab Trong tabs người ta dùng một số chữ cái để kí hiệu cho các effect đặc biệt, như:

    h - hammer on - luyến từ âm thấp lên âm cao
    p - pull off - luyến từ âm cao về âm thấp

    hammeron và pulloff còn được kí hiệu bằng dấu ^ VD: -------2^3^2^3--------
    b - uốn dây lên (dí chặt dây đàn và di lên phía trên, tạo ra âm méo)
    b^ = uốn ½ nhịp
    b^^ = uốn 1 1/2 nhịp
    pb = pre-bend
    r - nhả uốn, tức là đưa dây về vị trí bình thường.

    Có nhiều kiểu uốn dây như uốn lên luôn, ko nhả, uốn rồi nhả về, uốn rồi nhả rồi lại uốn hoặc là uốn trước rồi mới gẩy (gọi là pre-bend), uốn trước - gẩy - và nhả về…
    / - miết lên (miết ngón tay từ 1 phím lên phím có cao độ lớn hơn)
    \ - miết xuống
    v (hoặc ~) - nhay nhay ngón tay để tạo âm rung
    t - đánh kiểu tapping, dùng đầu ngón tay ấn nhanh vào dây đàn để tạo âm thanh
    #(#) = Trill - đánh 2 nốt cùng 1 âm hoặc đánh như kiểu vê ý
    x = Nốt chết - có đánh nhưng phát ra tiếng câm (sờ lên dây chứ ko bấm, kiểu thế)
    P.M. = Ốp lòng bàn tay vào để tắt âm
    Tp = oánh tapping bằng móng gẩy
    >>> tăng độ to
    <<< giảm độ to


    Được sửa bởi Admin ngày Tue Jul 22, 2008 10:42 pm; sửa lần 1.
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 272
    Join date : 18/04/2008
    Age : 39

    Cách đọc TABS và các kí hiệu đặc biệt - Dành cho các bạn mới tập guitar điện Empty Tiep Theo

    Bài gửi by Admin Sat Jun 28, 2008 10:17 pm

    các
    bạn đang tập chơi guitar thùng, khi quan tâm đến guitar điện thường
    nghe người ta nhắc đến từ "phơ". Nghe nó cứ oai oai, là là. Nếu chưa
    nhìn thấy thì chắc chắn không biết là cái gì rồi, nhưng nếu có ai đi
    xem ca nhạc, hãy để ý mà xem, dây dàn của người chơi guitar bao giờ
    cũng được nối với một bộ phận gì đó, hoặc là những cục hình chữ nhật to
    khoảng bằng hộp sữa Vinamilk hoặc là một cái bàn như cái cân sức khỏe.
    Đó chính là phơ.
    Phơ là gì? Phơ là một thiết bị điều chỉnh âm thanh, được cấu tạo bởi
    các mạch điện tử như mạch khuếch đại, mạch cộng hưởng, mạch hạn chế,
    mạch nắn điện, mạch định chế vân vân, để tạo ra các hiệu ứng đầu ra cho
    âm thanh. Bạn đã bao giờ chỉnh âm trầm, âm bổng trên chiếc TV hay cái
    đài của bạn? Bạn đang dùng phơ đấy! Nếu không có phơ thì cây đàn guitar
    điện đánh cũng chả khác gì guitar thùng hết. Khi chơi nhạc rock, fơ có
    thể được dùng cho guitar lead, guitar bass. guitar cor, cho trống và
    bất kì loại nhạc cụ nào khác.
    Có các loại phơ nào nhỉ? Nhiều lắm, nhưng có thể phân ra làm các dòng cơ bản sau, dựa trên tính năng của chúng:



    * Phơ đổi cường độ âm: là dòng phơ có chức năng thay đổi cường độ tín
    hiệu đầu vào của âm, để khi ra loa nó to hơn, bé đi (hàng Karaoke hay
    dùng loại này, 1 con của Nga tầm 200 K). Các loại phơ thuộc dòng này có
    thể kể ra đây như:
    + phơ compression: âm vào to thì làm nhỏ lại, âm vào nhỏ thì làm to ra, hệt cái mic mà thằng Đô-rê-mon đưa cho thằng Chaien ý.
    + phơ tremolo: tạo dao động âm như đanh đánh tremolo.
    + phơ expansion: ngược với fơ compress, âm vào to thì ra to nữa, âm vào bé thì ra bé nữa.
    + phơ noisegate: chặn âm thanh ở một ngưỡng nào đó (như kiểu tai người nghe to nhất là 20000 Hz thì đây mình chặn tùy ý.
    + phơ limit: tác dụng giống phơ compress+ phơ noisegate
    ...
    * Phơ méo âm: làm méo âm chứ còn làm gì nữa. Có các loại như:
    + Symetric: âm được làm méo bằng cách nắn dòng hình sin thành dòng có đỉnh tròn hơn (nắn đối xứng phần âm và dương)
    + Assymetric: như trên, nhưng nắn không đối xứng.
    + Half: nắn điện nửa chu kì.
    + Full: nắn cả chu kì.
    + Infinity limit: nắn từ đầu đến cuối, có limit.
    Các loại fơ này tạo nên fơ Distortion mà anh em hay đánh.
    ...
    * Phơ lọc âm: lọc âm thanh input để cho ra cả âm input và các âm khác. Như là:
    + phơ wah: tạo tiếng ngoao ngoao...
    + phơ tone control: chỉnh cắt tiếng (hoặc tăng tiếng) cao, trung, trầm...
    + phơ phase: trộn âm đầu vào với một quãng delay dài để tạo ra một lọat
    các nốt tiếng sắc hơn hoặc giống tiếng máy gặt, máy cưa...
    ...
    * Phơ trễ: là các loại phơ làm trễ âm thanh như:
    + phơ reverb: phơ tạo hồi âm.
    + phơ echo: phơ tạo tiếng vang.
    + phơ flange: tạo tiếng sắc và vang.
    + phơ Chorus: tạo tiếng đàn như cùng 1 lúc đồng thanh nhiều đàn.
    + phơ Vibrato: tạo tiếng rung.
    ...
    Đấy là 4 loại cơ bản, nhưng để đáp ứng nhu cầu, người ta đã chế ra hàng
    nghìn loại khác không thuộc những loại trên như phơ giả tiếng (tiếng
    chó sủa, mèo kêu, sấm chớp, trẻ con khóc, ngựa chạy, tiếng rú...), phơ
    talk box (tạo âm thanh như nói vào cái hộp), phơ hiệu chỉnh âm (anh Hai
    và anh Bô hay dùng loại này)...Khi chơi guitar, không ai chỉ có 1 con
    fơ (trừ bọn HS trung học còn đang ít tiền thì phải chịu :P) vì có thể
    cắm nối tiếp, kết hợp các loại phơ với nhau để tạo hiệu ứng tùy thích
    cho âm thanh của mình. Ở Việt Nam thì anh em ta hay gọi tên fơ theo tên
    sản phẩm như Metal Zone hay Death hoặc phân biệt bởi tên hãng và tên sp
    như Boss Chorus, DOD PDS10000... Thường thì mỗi loại hiệu ứng âm thanh
    có 1 cục phơ riêng, nhưng để đáp ứng nhu cầu cho dân chuyên nghiệp và
    để tránh sự bất tiện khi phải đấu phơ (có khi tạo âm thanh không mong
    muốn), người ta đã chế tạo ra phơ bàn, tích hợp nhiều hiệu ứng âm thanh
    trên 1 cái như kiểu cái cân sức khỏe ở nhà ý. Thế thôi! Trên fơ thì có
    lỗ input, output (1 hay nhiều tùy loại fơ), có núm vặn để chỉnh âm, có
    bàn đạp để tắt bật fơ, có chỗ để lắp pin (thường là 9V, loại pin vuông,
    anh em nên mua pin recharge được, nếu nhà giàu quá thì hẵng mua pin
    dùng xong vứt đi), bên trong là mạch điện tử.
    Có đàn rồi mà không có fơ cũng vứt đi, có lẽ vì thế nên fơ nó đắt. Thực
    ra cũng chả đắt mấy, giá dao động từ vài $ đến vài trăm $ tùy loại hiệu
    ứng và tùy hãng. Anh em chúng ta thì chỉ cần có 1 con Distortion, 1 con
    Delay, có tiền thì mua thêm con Filter là oánh thỏa mái, trên trời dưới
    biển...

      Similar topics

      -

      Hôm nay: Thu May 16, 2024 2:21 pm